Phí EBS là gì trong xuất nhập khẩu? Phí EBS bên nào chịu?
Phí EBS là gì? Phí EBS là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với những người dày dạn kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những người mới bước chân vào lĩnh vực này. Đây có thể là một khái niệm khá mới mẻ và xa lạ. Cùng Khánh Hòa logistics tìm hiểu tất tần tật về phí EBS trong bài viết này nhé!
1. Phí EBS là gì trong xuất nhập khẩu?
Phí EBS là viết tắt của cụm từ “Emergency Bunker Surcharge”. Đây là một khoản phụ phí xăng dầu áp dụng cho các lô hàng đi Châu Á. Trong khi đó, đối với các lô hàng đi Châu Âu, chi phí này được gọi là “Entry Summary Declaration” (hay ENS).
Tóm lại, phí EBS là một loại phụ phí trong vận tải container bằng đường biển mà hãng tàu thu từ chủ hàng. Phí EBS không được tính vào phí địa phương (Local charge).
2. Nguồn gốc ra đời của phí EBS
Vào những năm 1970, sự gia tăng đột biến trong giá nhiên liệu đã gây ra một cú sốc lớn về giá dầu lửa. Sự tăng giá này đã có tác động lớn đến việc vận chuyển container .
Vì vậy, phí EBS đã được ra đời và áp dụng trong tình hình đó. Đến hiện nay, các hãng tàu vẫn thu phí này và nó trở thành một phần không thể thiếu trong dịch vụ vận tải biển.
3. Lý do các hãng tàu thu phí EBS?
Các doanh nghiệp thường lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho những lô hàng lớn. Và cần sử dụng nhiều container. Để đáp ứng nhu cầu này, các tàu chuyên dụng phải có kích thước lớn. Duy trì tốc độ di chuyển ổn định từ cảng xuất phát đến cảng đích. Điều này đòi hỏi một lượng nhiên liệu đáng kể.
Ngoài ra, giá nhiên liệu thường biến động không đều theo thời gian. Có những thời điểm giá xăng dầu tăng mạnh, gây khó khăn cho các chủ tàu trong việc điều chỉnh giá cước để đối phó. Vì vậy, phụ phí nhiên liệu ra đời nhằm ứng phó kịp thời với biến động giá nhiên liệu toàn cầu và bù đắp tổn thất cho các hãng tàu.
4. Cách hãng tàu tính phí EBS
Cách tính phí EBS có thể thay đổi tùy theo từng hãng tàu. Thông thường, các hãng tàu sẽ xác định mức phụ phí này dựa trên một số tiêu chí như phần trăm của cước biển, khối lượng và kích thước của hàng hóa, hoặc một khoản tiền cố định cho mỗi mét khối hàng hoặc mỗi container.
Có nhiều phương pháp tính toán phí EBS khác nhau, và quyết định cách áp dụng nào là do từng hãng tàu quyết định. Nếu giá xăng dầu trên thị trường giảm, các hãng tàu thường sẽ xem xét giảm phí EBS tương ứng.
Để biết cụ thể về phí EBS, chủ hàng có thể liên hệ trực tiếp với các hãng tàu hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics để nhận báo giá chi tiết. Điều này giúp chủ hàng có thể quản lý chi phí và chọn lựa hãng tàu phù hợp nhất cho nhu cầu vận chuyển của mình.
5. Phí EBS bên nào chịu?
Phụ phí xăng dầu EBS thường được quy định cụ thể trong hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng thương mại quốc tế. Trong trường hợp không có sự rõ ràng trong hợp đồng, việc xác định người chịu trách nhiệm trả phí EBS sẽ do hãng tàu quyết định dựa trên điều kiện giao hàng.
Ví dụ, nếu điều kiện giao hàng được quy định trong hợp đồng là FOB (Free On Board), thì người chịu trách nhiệm trả phí EBS sẽ là bên nhập khẩu.
Do đó, để tránh tranh cãi không cần thiết, khi lập hợp đồng xuất nhập khẩu. Cả bên mua và bên bán nên đồng ý và quy định rõ ràng các điều khoản liên quan đến phí EBS trong hợp đồng.
Hy vọng rằng thông tin mà Khánh Hòa logistics cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn EBS. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn!
Xem thêm:
Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc tại Khánh Hòa Logistics nhanh chóng tiết kiệm