Airway bill là gì? Nội dung trên Airway bill

Airway bill là gì? Nội dung trên Airway bill

Airway bill là gì? Nội dung trên Airway bill

Airway bill là một thuật ngữ phổ biến trong logistics – xuất nhập khẩu. Vậy airway bill là gì, có chức năng gì, nội dung cụ thể ra sao và cách tra cứu airway bill. Cùng Khánh Hòa logistics tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Airway bill là gì? Nội dung trên Airway bill
Airway bill là gì? Nội dung trên Airway bill

Airway bill là gì?

Airway bill (AWB) là vận đơn hàng không, được phát hành bởi nhà vận chuyển hàng hóa để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.

Vận đơn hàng không (Airway bill) vừa là biên lai giao hàng dành cho người chuyên chở, vừa là bằng chứng hợp đồng vận chuyển.

Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành nhiều bản để phân phối cho các bên liên quan như người chuyên chở, người nhận hàng và người gửi hàng. Sau khi hàng hóa đến đích, người nhận hàng hoặc đại lý của họ sẽ đến văn phòng của nhà vận chuyển để nhận bộ chứng từ, bao gồm cả AWB.

Lưu ý: AWB không phải là chứng từ sở hữu có thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh), mà chỉ đơn thuần là một chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Trong trường hợp ngoại lệ, nếu muốn thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), hai bên mua bán phải thỏa thuận và thực hiện các thủ tục bổ sung như viết cam kết đảm bảo và yêu cầu ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau của AWB để có thể lấy hàng.

Tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, người nhập khẩu cũng có thể yêu cầu nhận AWB và bộ chứng từ gốc trước khi hàng hóa đến để thực hiện các thủ tục nhập khẩu thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

2. Phân biệt HAWB và MAWB

Có hai loại Airway bill thường gây nhầm lẫn dó là MAWB và HAWB. Cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng chúng được cấp bởi hai chủ thể khác nhau:

  • HAWB – House Airway Bill hay còn gọi là vận đơn nhà, được cấp bởi người giao nhận dành cho chủ hàng.
  • MAWB – Master Airway Bill hay còn gọi là vận đơn chủ, được cấp bởi hãng hàng không dành cho người giao nhận.

Bạn có thể hiểu đơn giản là khi chủ hàng lên lịch đặt chỗ (booking) với công ty giao nhận hàng không, bên giao nhận sẽ cấp HAWB. Khi đến lượt người giao nhận đặt chỗ với hãng hàng không cho lô hàng đó, hãng hàng không sẽ cấp MAWB cho người giao nhận.

3. Nội dung trên Airway Bill

Vận đơn hàng không là biểu mẫu do IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) quy định. Dưới đây là những nội dung được in trên tờ vận đơn hàng không:

Những thông tin được ghi trên mặt trước vận đơn hàng không, bao gồm:

  • Shipper name and address (Tên và địa chỉ người gửi hàng) ;
  • Consignee name and address (Tên và địa chỉ người nhận hàng);
  • AWB number (Số vận đơn hàng không);
  • Airport of departure  (Sân bay khởi hành);
  • Issuing carrier’s name and address (Tên, địa chỉ người phát hành vận đơn);
  • Issuing carrier’s agent (Ðại lý của người chuyên chở);
  • Routine (Tuyến đường);
  • Accounting information (Thông tin thanh toán);
  • Currency (Tiền tệ);
  • Charges codes (Mã thanh toán cước);
  • Charges (Cước phí và chi phí);
  • Declare value for carriage (Giá trị kê khai vận chuyển);
  • Declare value for customs (Giá trị khai báo hải quan);
  • Amount of insurance (Số tiền bảo hiểm);
  • Handing information (Thông tin làm hàng);
  • Number of pieces (Số kiện);
  • Other charges (Các chi phí khác);
  • Prepaid (Cước và chi phí trả trước);
  • Collect (Cước và chi phí trả sau);
  • Shipper of certification box (Ô ký xác nhận của người gửi hàng);
  • Carrier of execution box (Ô dành cho người chuyên chở);
  • For carrier of use only at destination (Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến);
  • Collect charges in destination currency, for carrier of use only (Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở).

Nội dung mặt sau vận đơn hàng không

  • Thông tin liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở: Tại phần này, người chuyên chở thông báo về giới hạn trách nhiệm của họ, tức là số tiền tối đa mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hóa bị mất hoặc hư hại trong quá trình vận chuyển. Giới hạn này thường được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật hàng không dân dụng của quốc gia.
  • Điều kiện hợp đồng: Nội dung này gồm nhiều điều khoản liên quan đến vận chuyển lô hàng, được ghi ở mặt trước. Thông thường, các điều khoản này bao gồm:
  • Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, về công ước Vac­sa­va 1929, về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận và vv;
  • Thời hạn, cơ sở và giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không;
  • Cước phí chuyên chở hàng hóa;
  • Trọng lượng tính cước của hàng hoá;
  • Thời hạn thông báo tổn thất;
  • Thời hạn khiếu nại người chuyên chở;
  •  Luật áp dụng;

Các quy định này thường tuân thủ theo các công ước quốc tế về hàng không như Công ước Vac­sa­va 1929, cũng như các nghị định thư sửa đổi công ước như Nghị định thư Montreal và Nghị định thư Hague 1955,…

Xem thêm:

Dịch vụ nhập hàng từ Mỹ về Việt Nam nhanh chóng và tiết kiệm tại Khánh Hòa Logistics

Sơ Lược Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa