C/O là gì? Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
C/O là gì? C/O hay chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong những chứng từ quan trọng không thể thiếu nếu muốn xuất khẩu hàng hóa sang nước khác. Trong bài viết này Khánh Hòa logistics sẽ làm rõ C/O là gì? Những mẫu C/O cho hàng hóa, hồ sơ và quy trình xin cấp C/O tại Việt Nam. Cùng tham khảo ngay nhé!
1. C/O là gì?
C/O là viết tắt của từ “Certificate of Origin”, được hiểu là Giấy chứng nhận xuất xứ. C/O được sử dụng để xác nhận nguồn gốc của hàng hóa. Đảm bảo rằng chúng được sản xuất và phân phối theo quy định của quốc gia xuất xứ.
C/O là một tài liệu quan trọng trong thương mại quốc tế. Giúp cho các sản phẩm nhập khẩu có thể được xử lý nhanh chóng thông qua các quy trình hải quan. Đảm bảo tuân thủ các quy định thuế quan và xuất xứ.
2. Phân loại C/O?
C/O được chia thành 2 loại chính:
- C/O không được ưu đãi. Xác nhận xuất xứ của một sản phẩm cụ thể từ một quốc gia nào đó.
- C/O được ưu đãi. Là một loại giấy chứng nhận cho phép sản phẩm được giảm hoặc miễn thuế khi xuất sang các quốc gia được ưu đãi. Các ví dụ bao gồm: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
3. C/O được dùng để làm gì? Mục đích của C/O là gì?
Việc xác định xuất xứ của hàng hóa có thể hỗ trợ trong các việc sau đây:
- Ưu đãi thuế quan. Việc xác định xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp phân biệt được hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia.
- Chống phá giá và trợ giá. Xác định xuất xứ của hàng hóa có thể hỗ trợ các hoạt động chống phá giá và trợ giá trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường khác.
- Thống kê thương mại và hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ của hàng hóa làm cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại trở nên dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó, các cơ quan thương mại có thể duy trì hệ thống hạn ngạch và xúc tiến thương mại một cách hiệu quả.
- Bảo vệ người tiêu dùng. C/O đảm bảo rằng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.
4. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền cấp C/O?
Hiện nay, ở Việt Nam có hai cơ quan có thẩm quyền cấp phát C/O, đó là:
- Bộ Công Thương và Phòng Xuất Nhập Khẩu. cấp phát các C/O dạng D và các C/O khác thông qua thỏa thuận giữa các chính phủ.
- Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam – VCCI (viết tắt của Vietnam Chamber of Commerce and Industry). cấp phát các loại C/O còn lại hoặc được ủy quyền cấp phát C/O bởi Bộ Công Thương.
6. Nội dung bắt buộc phải có trên C/O
Thông thường, dựa trên chủ thể cấp giấy chứng nhận xuất xứ, C/O còn được phân thành 2 loại sau đây:
- C/O cấp trực tiếp. C/O được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ có thể là nước xuất khẩu.
- C/O giáp lưng (back to back C/O). C/O được cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Lúc này, nước xuất khẩu còn được gọi là nước lai xứ.
Dựa trên mục đích và đặc điểm của C/O, nội dung cơ bản của một Chứng chỉ Xuất xứ (C/O) cần phải chứa các thông tin sau đây:
- Loại mẫu C/O nhằm thể hiện C/O được cấp theo một quy tắc xuất xứ cụ thể tương ứng.
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tin vận chuyển, bao gồm tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/dỡ hàng, vận tải đơn và các tiêu chí khác liên quan đến vận chuyển.
- Thông tin về hàng hoá, bao gồm tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hóa, trọng lượng, số lượng, giá trị và các tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá.
- Thông tin về xuất xứ hàng hoá, bao gồm các tiêu chí xác định xuất xứ và nước xuất xứ của hàng hoá.
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước cấp xuất khẩu.
9. Quy trình xin cấp C/O tại Bộ công thương
Dưới đây là quy trình 4 bước thực hiện để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Bộ công thương:
Bước 1:
- Đối với các doanh nghiệp (DN) mới lần đầu tiên xin cấp C/O, trước khi chuẩn bị chứng từ C/O, cần điền đầy đủ thông tin trong Bộ Hồ sơ Thương nhân (vui lòng xem chi tiết tại www.ecosys.gov.vn).
- Đối với việc xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM và nộp tại Bộ phận C/O, DN cần cung cấp 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.
Bước 2: Scan bộ hồ sơ và chờ duyệt trực tuyến trên hệ thống Ecosys
Bước 3: Khai báo trực tuyến trên hệ thống Ecosys (do Bộ Công Thương cấp phép) hoặc Comis (do VCCI cấp phép), sau đó chờ nhận số tiếp nhận để in phiếu nháp C/O đã được khai báo trên hệ thống.
Bước 4: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ Công Thương và VCCI, sau đó chờ cấp phép, đóng dấu và nhận lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp phép dựa trên thời gian quy định hoặc thời gian trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Xem thêm:
Dịch vụ nhập hàng từ Mỹ về Việt Nam nhanh chóng và tiết kiệm tại Khánh Hòa Logistics
Sơ Lược Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa