Incoterms là gì? Lịch sử hình thành, sửa đổi của Incoterms

Incoterms là gì? Lịch sử hình thành, sửa đổi của Incoterms

Incoterms là gì? Lịch sử hình thành, sửa đổi của Incoterms

Trong bài viết này Khánh Hòa logistics sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản về Incoterms. Bao gồm Incoterms là gì? Và một số nội dung liên quan như mục đích, vai trò và lịch sử hình thành, sự thay đổi của incoterms qua các năm.

Incoterms là gì? Lịch sử hình thành, sửa đổi của Incoterms
Incoterms là gì? Lịch sử hình thành, sửa đổi của Incoterms

Incoterms là gì?

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ International Commercial Terms hay còn được gọi là Điều khoản thương mại quốc tế. Là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được xuất bản bởi Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC).

Nội dung của Incoterms quy định những quy tắc về trách nhiệm và giá cả cho các bên (bên mua và bên bán) trong một giao dịch hàng hóa quốc tế.

Các điều khoản Incoterms chỉ được sử dụng cho hàng hóa là những sản phẩm hữu hình.

Mục đích và vai trò của Incoterms

Mục đích của Incoterms là gì? 

Mục đích của Incoterms là để giải thích các điều kiện thương mại thông dụng trong hoạt động ngoại thương và trao đổi hàng hóa. Theo đó, nội dung những điều khoản trong Incoterms sẽ phân chia rõ trách nhiệm, rủi ro và chi phí trong quá trình chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua.

Nhờ đó, các bên tham gia trong giao dịch sẽ tránh hoặc giảm thiểu được những tranh chấp, rủi ro phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa. Đó là lý do tại sao cần phải có Incoterms.

Incoterms giải quyết 03 vấn đề chính trong thương mại quốc tế:

  • Trách nhiệm: chỉ ra trách nhiệm của bên mua, bên bán.
  • Rủi ro: xác định địa điểm di chuyển, những rủi ro và tổn thất về hàng hóa
  • Chi phí: chỉ ra sự phân chia chi phí giao nhận mà các bên phải chịu. Ví dụ như: chi phí vận chuyển, đóng gói bao bì, bảo hiểm, bốc hàng, dỡ hàng…

Vai trò của Incoterms

Trong giao dịch hàng hóa quốc tế, Incoterms có 5 vai trò quan trọng dưới đây:

  • Incoterms là một bộ những quy tắc giúp hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế, được sử dụng phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới;
  • Được xem là ngôn ngữ quốc tế trong vận tải và giao nhận hàng hóa ngoại thương;
  • Là phương tiện giúp đẩy nhanh tốc độ đàm phán, soạn thảo hợp đồng ngoại thương, tổ chức và thực hiện hợp đồng;
  • Là cơ sở vô cùng quan trọng để doanh nghiệp xác định giá cả mua bán hàng hóa;
  • Là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp, thực hiện khiếu nại nếu có phát sinh giữa người bán và người mua trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Lịch sử hình thành và thay đổi của các phiên bản Incoterms 

Năm 1936: ICC phát hành phiên bản Incoterms đầu tiên

Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản Incoterms đầu tiên (Incoterms®) được phát hành năm 1936. Bao gồm 7 điều kiện:

  • EXW (Ex Works): Giao tại xưởng
  • FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở
  • FOT/FOR (Free on Rail / Free on Truck): Giao hàng lên tàu hỏa
  • FAS (Free Alongside Ship): Giao dọc mạn tàu
  • FOB (Free On Board): Giao lên tàu
  • C&F (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí
  • CIF (Cost, Insurance, Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng cho phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các doanh nhân thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng.

Năm 2010: Phát hành Incoterms 2010 – Phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế

Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện. Trong đó điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bị loại bỏ và thêm 02 điều khoản mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là:

  • DAT (Delivered At Terminal): Giao hàng tại bến;
  • DAP (Delivered At Place): Giao tại nơi đến.

Năm 2020: Phát hành Incoterms 2020

Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nội dung bao gồm 11 điều kiện, trong đó thay thế điều kiện DAT thành DPU. Cụ thể, bao gồm các điều kiện sau: FOB, FAS, CIF, CFR, EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP

Tại sao cần dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng?

Việc dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán quốc tế là rất cần thiết vì nó giúp xác định rõ ràng trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế. Các điều khoản của Incoterms cung cấp một bộ quy tắc thống nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa và chia sẻ trách nhiệm giữa người bán và người mua trong quá trình này.

Nếu không có các điều khoản Incoterms rõ ràng trong hợp đồng, các bên có thể hiểu sai nhau về trách nhiệm và chi phí của mình trong quá trình vận chuyển, dẫn đến những xung đột và tranh chấp trong tương lai

Như vậy, trong bài viết này Khánh Hòa logistics đã chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan đến Incoterms. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã nắm được kiến thức căn bản về các điều khoản thương mại quốc tế.

Xem thêm:

Dịch vụ nhập hàng từ Mỹ về Việt Nam nhanh chóng và tiết kiệm tại Khánh Hòa Logistics

Sơ Lược Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa