Net Weight Là Gì? Gross Weight Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính
Net Weight là gì? Gross Weight là gì? Việc hiểu rõ hai khái niệm là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp bởi các thông số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm, thuế quan, và quy trình thông quan. KHÁNH HÒA logistics sẽ giúp bạn nắm vững sự khác biệt giữa Net Weight và Gross Weight và hướng dẫn cách tính giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
1. Net Weight là gì?
Net Weight, hay còn gọi là khối lượng tịnh, là khối lượng của hàng hóa hoặc sản phẩm mà không bao gồm bất kỳ loại bao bì, vật liệu đóng gói, thùng chứa hoặc các vật liệu bảo vệ nào khác.
Net Weight được nhà sản xuất ghi ở bên ngoài vỏ bao bì của sản phẩm. Net Weight cho biết khối lượng của hàng hóa giúp người dùng thuận tiện khi phân loại sản phẩm, hàng hóa và dễ dàng lựa chọn được sản phẩm theo nhu cầu sử dụng.
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 21/2014/TT-BKHCN về đo lường của Bộ Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất, đóng gói hàng hóa cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về đo lường. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định.
Ví dụ: Một công ty xuất khẩu sản phẩm gỗ, mỗi kiện gỗ có trọng lượng là 220kg có khối lượng tịnh là 200 kg. Kiện gỗ được bọc trong màng co, thùng carton và pallet có trọng lượng riêng là 20 kg.
Như vậy Net Weight: Khối lượng của gỗ mà không tính bao bì và pallet là 200 kg.
2. Gross Weight là gì?
Gross Weight là tổng trọng lượng của hàng hóa bao gồm cả bao bì, gồm trọng lượng của sản phẩm chính và tất cả các thành phần liên quan như bao bì, thùng chứa, pallet, và bất kỳ vật liệu đóng gói nào khác. Gross Weight phản ánh trọng lượng thực tế mà hàng hóa chiếm trên các phương tiện vận tải.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu 1 tấn đường, và bao bì đóng gói (túi, bao tải) nặng 100 kg, thì Gross Weight sẽ là 1.100 kg và Net Weight là 1000kg.
Gross Weight hay viết tắt là GW thường được sử dụng để tính toán phí vận chuyển và lưu kho. Gross Weight thường được yêu cầu trong các tờ khai hải quan và giấy tờ vận chuyển. Doanh nghiệp cần khai báo tổng trọng lượng GW một cách chính xác để thông quan thuận lợi.
3. Công thức tính Net Weight và Gross Weight
Như vậy Gross Weight là tổng trọng lượng bao gồm cả bao bì và Net Weight là khối lượng tịnh không bao gồm bao bì, do đó Gross Weight luôn bao gồm Net Weight.
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa quốc tế, chi phí vận tải thường tính phí dựa trên Gross Weight thay vì Net Weight.
Do đó, cần tính tính toán NW và GW một cách chính xác nhất và tuân thủ các quy định về luật pháp quốc tế
Công thức tính cơ bản của Gross Weight là:
Gross Weight = Net Weight + Trọng lượng bao bì
Để tính Gross Weight (trọng lượng tổng), doanh nghiệp cần cộng khối lượng tịnh của hàng hóa (Net Weight) với trọng lượng của bao bì và các vật liệu đóng gói khác.
Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu máy cưa:
Số lượng nhập khẩu là 20 máy cưa, mỗi máy nặng 15 kg.
Mỗi máy được đóng gói trong một thùng gỗ có trọng lượng 5 kg.
Net Weight (khối lượng tịnh) của mỗi máy cưa = 15 kg
Gross Weight (tổng trọng lượng) = 15 kg (máy cưa) + 5 kg (thùng gỗ) = 20 kg
Tổng trọng lượng của kiện hàng là: 20 máy cưa x 20kg/máy cưa = 400kg
Về mặt vật lý, Net Weight và Gross Weight được tính theo công thức như sau:
W=m×g
Trong đó:
W: Trọng lượng (đơn vị là Newton, N)
m: Khối lượng (đơn vị là kg)
g: Gia tốc trọng trường (đơn vị là m/s²), thường là 𝑔 ≈ 9.81m/s²
4. Tối ưu Gross Weight khi đóng gói và vận chuyển hàng
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, chi phí thường được tính dựa trên gross weight, tức là tổng trọng lượng bao gồm cả hàng hóa và bao bì. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau về cách đóng gói hàng hóa để giảm chi phí:
Khi đóng gói hàng hóa, cần sử dụng bao bì chất lượng cao, đảm bảo độ bền và kích thước vừa vặn với sản phẩm, tránh việc sử dụng bao bì quá lớn dẫn đến lãng phí không gian.
Việc lựa chọn vật liệu đóng gói phù hợp và bọc kỹ lưỡng sẽ giúp bảo vệ hàng hóa khỏi dịch chuyển hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển đường dài.
Đối với hàng hóa gửi chuyển phát, để tránh trầy xước và giảm thiểu va đập trong quá trình vận chuyển, người đóng gói thường sử dụng một lớp đệm bảo vệ bên ngoài sản phẩm, chẳng hạn như xốp khí hoặc màng xốp làm từ vật liệu Foam biển. Sau khi hàng hóa được bọc kín, nó sẽ được đặt vào thùng Carton để tăng thêm lớp bảo vệ chắc chắn hơn.
Bao bì sản phẩm cần phải được in đầy đủ thông tin sản phẩm và nhà sản xuất.
Để có thêm những kiến thức một cách đầy đủ chính xác nhất về xuất nhập khẩu, logistics, bạn có thể tham gia các Khóa học xuất nhập khẩu thực tế online hoặc offline để nắm bắt kiến thức và được thực hành thực tế.
Hy vọng bài viết đã mang lại kiến thức hữu ích phục vụ cho công việc của bạn.
Xem thêm:
Gửi quà tặng trung thu đi Canada uy tín, giá rẻ
AMS là gì? Khai báo AMS đối với hàng hóa xuất đi